Hotline:
0913.41.00.44

Danh mục sản phẩm

Hồ trợ trực tuyến

Hotline
0913.41.00.44

Ms Hương Hoa Ms Hương Hoa Ms Hương Hoa

Điện thoại: 0913410044

Mr Trung Hiếu Mr Trung Hiếu Mr Trung Hiếu

Điện thoại: 0946920990

Mr Trần Duy Mr Trần Duy Mr Trần Duy

Điện thoại: 0916642088

Ms Diễm Xuân Ms  Diễm Xuân Ms  Diễm Xuân

Điện thoại: 0916774343

Mr Hoàng Hữu Mr Hoàng Hữu Mr Hoàng Hữu

Điện thoại: 0918382088

Ms Thanh Huyền - VP ITT HÀ NỘI Ms Thanh Huyền - VP ITT HÀ NỘI Ms Thanh Huyền - VP ITT HÀ NỘI

Điện thoại: 0915545053

Mr Văn Nghĩa - VP ITT HÀ NỘI Mr Văn Nghĩa - VP ITT HÀ NỘI Mr Văn Nghĩa - VP ITT HÀ NỘI

Điện thoại: 0916725353

5262.6594
J7X-10

Van an toàn (Safety Valve): Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng

Van an toàn (Safety Valve): Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng

Van an toàn (Safety Valve): Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng

Van an toàn (Safety Valve): Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng

Van an toàn (Safety Valve): Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng
Van an toàn (Safety Valve): Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng

Tin tức

Van an toàn (Safety Valve): Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng

106

Van an toàn (Safety Valve) là có nhiệm vụ kiểm soát, điều chỉnh áp suất trong hệ thống đường ống hay các bồn chứa về mức độ an toàn cho phép đã được cài đặt từ ban đầu. Van an toàn được ứng dụng trong rất nhiều thiết bị, hệ thống ống dẫn nhằm đảm bảo an toàn cho chính con người và môi trường xung quanh tránh khỏi các nguy hoại khi áp suất vượt quá ngưỡng an toàn. 

van an toàn

Van an toàn (Safety Valve) là gì?

Van an toàn là một loại van công nghiệp có tên quốc tế là Safety Valve, được sử dụng phổ biến trên hệ thống các đường ống dẫn. Đây là một loại van tự động có khả năng kiểm soát áp suất ổn định trong hệ thống dựa trên các thông số đã được cài đặt từ đầu nhằm giảm các nguy cơ áp suất tăng đột ngột quá mức có thể gây cháy nổ, hư hỏng các thiết bị cùng hàng loạt hệ lụy nguy hiểm khác.

Lý do khiến áp suất dư thừa trên các hệ thống đường ống như ống xả bị chặn; có tiếp xúc với lửa bên ngoài (hay được gọi là trường hợp cháy); các yếu tố giãn nở do nhiệt dẫn tới vỡ ống, các phản ứng hóa học hoặc cũng có thể do lỗi tại hệ thống làm mát. Các vấn đề này có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho toàn bộ hệ thống đường ống, do đó van an toàn sẽ giảm thiểu được các nguy cơ này, hỗ trợ quá trình xử lý các lỗi nhanh chóng.

Cơ chế hoạt động của van an toàn khá đơn giản, khi áp suất, áp lực vượt ngưỡng mức cho phép đã được cài đặt ở từ ban đầu nó sẽ tự động mở ra để xả các lưu chất dư thừa thông qua việc để một phần chất lỏng chảy về bể cho đến khi áp suất hạ xuống ở mức mặc định sẽ tự động đóng lại. Bởi vậy nó còn được gọi với nhiều tên khác như van xả áp suất (Pressure Relief Valves) hay van xả áp suất và nhiệt độ (T&P Valves Or Temperature And Pressure Relief Valves).

Một yêu cầu thường cần có ở các loại van an toàn chính là cần có tốc độ phản ứng nhanh để kịp thời đáp ứng các trường hợp áp suất thay đổi đột ngột có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ hệ thống. Safety Valve có nhiều kích cỡ, chất liệu, mẫu mã nên có thể sử dụng trong nhiều hệ thống đường ống lớn nhỏ với các môi chất khác nhau nhưng nhìn chung đều là các hệ thống lò hơi áp suất, hệ thống bơm nước hay máy nén,…

phân loại các loại van an toàn

Phân loại van an toàn

Về cơ bản, van an toàn có thể được phân ra hai loại chính là van tác động trực tiếp và van tác động gián tiếp. Trong đó van an toàn trực tiếp sẽ hoạt động chức năng xả trực tiếp nhờ vào áp suất của đĩa van tác động lên lò xo thường ứng dụng trên các hệ thống có áp suất trung bình không quá cao. Trong khi đó với các loại van tác động gián tiếp sẽ ứng dụng trên các hệ thống có áp suất trung bình ở mức độ cao với cấu tạo chính gồm cả van chính và van phụ để hỗ trợ xả áp suất theo dây chuyền.

Như đã nói, có hai nhóm van chính là van trực tiếp và van an toàn giáp tiếp, tuy nhiên tùy theo nguyên liệu, kiểu lắp đặt, người ta cũng có nhiều tên gọi và phân loại các thiết bị này như sau:

  • Phân loại theo chất liệu: Van an toàn inox (Stainless Steel Safety Valve), van an toàn đồng (Copper Safety Valve), van an toàn thép (Steel Safety Valve), van an toàn gang (Cast Iron Safety Valve).
  • Phân loại theo thiết kế: Van an toàn nối ren (Threaded Safety Valve), van an toàn lắp bích (Flange Safety Valve), van an toàn nắp chụp (Cap Safety Valve), van an toàn tay giật (Hand-tight Safety Valve), van an toàn hơi nóng (Steam Safety Valve), van an toàn nước (Water Safety Valve).
  • Phân loại theo mục đích sử dụng: van an toàn cho hơi nóng; van an toàn cho khí nén và nước, van an toàn cho xăng dầu Diesel,…  Do các mục đích và môi trường sử dụng các loại van này khác nhau nên cần sử dụng các vật liệu có tính chất khác nhau, cần xác định rõ để đảm bảo vận hành an toàn và có hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra van cũng được phân loại theo nguồn gốc xuất xứ như Đức, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc,…  Việc phân biệt và hiểu rõ tính chất các loại van này là rất quan trọng để đảm bảo lựa chọn được các thiết bị phù hợp với nhu cầu và tính chất hệ thống sử dụng.

Một số thông số kỹ thuật và thông tin van an toàn

Để hiểu rõ hơn về van an toàn bạn cũng cần nắm bắt một số thông số kỹ thuật về thiết bị như sau:

  • Kích thước : Các kích thước van an toàn thường được sử dụng phổ biến gồm DN15 – DN20 – DN25 – DN32 – DN40 – DN50 – DN65 – DN80 – DN100 – DN125 – DN150 – DN200. Trong đó DN 15 = ½ inch tương đương với Ø (bán kính đường ống 21,34mm).
  • Vật liệu van: Thường sử dụng các chất liệu có độ bền cao, chịu được áp suất lớn hư inox cao cấp (201, 304, 316), đồng, gang, thép, nhựa.
  • Vật liệu titan: Thép không gỉ.
  • Vật liệu lò xo: Thép không gỉ.
  • Kết nối van:  Lắp ren, lắp bích.
  • Tiêu chuẩn mặt bích: JIS (Nhật), DIN (Đức), BS (Anh), ANSI (Mỹ).
  • Tiêu chuẩn thiết kế: DIN, API, AD, ASME. Tiêu chuẩn áp suất cũng phụ thuộc vào các tiêu chuẩn này.
  • Áp lực: 10kg/cm2, 16kg/cm2, 20kg/cm2.
  • Áp lực an toàn:  5bar, 8bar, 10bar, 20bar.
  • Nhiệt độ hoạt động của môi: 200 độ C.
  • Áp suất: 0.2kg/cm2 – 20kg/cm2.
  • Môi trường: Nước, hơi nóng, khí nén.

cấu tạo van an toàn

Cấu tạo van an toàn

Van an toàn có thể có nhiều kiểu dáng, chất liệu, màu sắc, mẫu mã nhưng nhìn chung đều có chung cấu tạo cơ bản. Thiết bị có cấu tạo khá tương tự với van piston (van điều khiển khí nén) do có các  bộ phận chuyển động dạng trụ hoặc dạng đĩa, tuy nhiên ở Safety Valve sẽ có sự khác biệt ở lò xo.

Cụ thể, cấu tạo của các loại van an toàn cơ bản như sau:

  • Thân van : Được làm từ các chất liệu có tính chất chống ăn mòn, chống lại được các tác động lực từ bên ngoài như inox, gang, hoặc thép không rỉ hoặc chất liệu đồng.  Ở van gián tiếp, phần núm điều chỉnh có thể nằm ở phần nắp thay vì trên thân như van trực tiếp.
  • Bộ phận xoay xả lưu chất ra ngoài: Là bộ phận thực hiện việc kết nối với với đường xả của van để xả áp suất khi các chỉ số vượt quá mức cho phép.
  • Bộ phận kết nối vào đường ống: Đảm nhiệm việc kết nối với các đường ống (có thể là ren hay lắp bích) một cách an toàn và chắc chắn hơn. Thường thì với hệ thống khí nén hoặc thủy lực sẽ dùng van an toàn từ chất liệu đồng nối ren, còn trong khi ở các hệ thống có đường kính lớn sẽ được dùng van chất liệu gang nối bích để đảm bảo vận  an toàn và hiệu quả.
  • Đĩa: Khi áp suất hay áp lực vượt quá mức cho phép thì đĩa sẽ ngăn dòng chảy lưu chất bằng cách lò xo lên để mở xả lưu chất và bịt chặt đầu phun. Ở van an toàn gián tiếp sẽ thay bằng piston.
  • Lò xo: Có vai trò cố định đĩa van, tạo áp suất đẩy và giữ đĩa van ở trạng thái đóng đồng thời tạo lực đàn hồi để kích hoạt van hoạt động trong các trạng thái cần thiết. Với các loại van gián tiếp thường được thiết kế với 2 lò xo, trong đó có 1 lò xo chính và 1 lò xo điều chỉnh dùng trong các tình huống áp suất vượt quá áp suất thiết biên mức nhỏ.
  • Đệm lò xo: Có tác dụng cố định lò xo nếu van không thể hoạt động.
  • Nắp chụp bảo vệ: Là bộ phận lắp ghép liền với thân van để tạo lên một bộ phận kín lưu chất, hạn chế tối đa tình trạng rò rỉ. Với loại van gián tiếp sẽ có các núm điều chỉnh được gắn phía trên để điều chỉnh nếu áp suất vượt qua định mức ban đầu.
  • Trục đĩa van: Thường nằm trong lò xo nhằm giúp van di chuyển đúng hướng. Ở van gián tiếp, nếu trục được thay bằng piston thì  thân van sẽ định hướng chuyển động của piston.
  • Nút bịt: Có tác dụng giúp làm kín van.
  • Vít điều chỉnh: Có tác dụng thay đổi áp suất đầu vào của van.
  • Tay giật: Có nhiệm vụ giật khi chưa tới ngưỡng an toàn, tuy nhiên không phải loại nào cũng có.

Cơ chế hoạt động của van an toàn

Trước khi tìm hiểu về cơ chế hoạt động của hoạt động của Safety Valve,  trước tiên cần hiểu rõ hơn về áp suất định mức. Đây chính là thông số áp suất an toàn đã được thiết lập sẵn dựa trên các kiến thức an toàn chuyên môn cho từng thiết bị. Mỗi van an toàn sẽ chỉ tiếp nhận một  áp suất với 1 định mức nhất định. Van mở khi áp suất của hệ thống tác động lên đỉnh của piston và lực đó thắng được lực của lò xo để áp suất không vượt qua ngưỡng chỉ định.

Giá trị áp suất đặt trước này được thể hiện trên chính độ căng của lò xo và có thể điều chỉnh được nhờ ecu trên đỉnh van. Ngoài ra van cũng được lắp thêm các hệ thống tay để đề phòng các trường hợp đĩa van bị kẹt cứng không di chuyển được sẽ xử lý thủ công bằng các thao tác bằng tay, mở, xả hệ thống. Van có trang bị này còn được gọi là van tay giật.

Cả hai nhóm van an toàn gián tiếp và trực tiếp đều hoạt động dựa trên nguyên lý cân bằng lực của các  ngược chiều nhau giống với nguyên lý Bernoulli. Van sẽ được cài đặt các thông số áp suất an toàn trước khi lắp đặt và vận hành vào hệ thống. Các thông số sẽ tùy theo hệ thống được lắp đặt để điều chỉnh phù hợp, không phải lúc nào cũng giống nhau.

Thông thường Safety Valve sẽ duy trì ở trạng thái đóng, lúc này lực đàn hồi của lò xò có thể áp đảo được lực của dòng lưu chất. Nếu áp suất hay áp lực từ bên dưới đĩa van vượt quá áp suất an toàn thì lực đàn hồi của lò xo hay piston cùng áp lực của các lưu chất sẽ đẩy lên đĩa van hoặc piston để đĩa van mở ra, cho phép các chất lỏng chảy ngược lại cho đến khi các thông số về với mức ổn định ban đầu.

cơ chế nguyên lý hoạt động van an toàn

Van an toàn tác động trực tiếp

Được sử dụng phổ biến nhất do có kết cấu đơn giản và tốc độ phản ứng cũng rất nhanh. Cấu tạo chính của van an toàn này gồm có piston, thân van, lò xo, đĩa lò xo, vít điều chỉnh lò xo. Loại van này thường dùng cho các hệ thống có bán kính nhỏ, dùng được các nhiều hệ thống, chi phí thấp nhưng vẫn có thể chịu được trong các môi trường có nhiệt độ và áp suất cao.

Nguyên lý làm việc của loại Safety Valve này thông qua sự tác động của các lực ngược chiều nhau trên các nút van hoặc piston hay chính là lực đàn hồi của lò xo và áp suất của lưu chất. Theo đó khi áp suất đầu vào nhỏ hơn áp suất van xả được định mức bằng lực đàn hồi của lò xo khi đã điều chỉnh thì piston ở trạng thái đóng hoàn toàn. Ngược lại nếu áp suất đầu vào lớn hơn áp suất xả định mức (tức áp suất đã vượt giá trị cho phép) thì thì piston sẽ dịch chuyển và van an toàn bắt đầu mở, lưu chất được đẩy ra cho tới khi áp suất đầu vào van giảm xuống ở mức cân bằng, phù hợp với áp suất định mức.

Tuy nhiên nhược điểm của loại van an toàn tác động trực tiếp là kích thước van dễ bị giới hạn bởi kích thước lò xo, trong trường hợp nếu áp suất tăng quá cao thì kích thước van có thể không đủ để đáp ứng độ căng của lò xo. Mặt khác áp suất ngược cũng làm ảnh hưởng đến chức năng van và nếu sử dụng các các môi trường hóa chất thì lo xo cũng bị ăn mòn làm giảm hiệu quả mong đợi.

Van an toàn tác động gián tiếp

Thiết kế của van an toàn tác động gián tiếp phức tạp hơn van tác động trực tiếp, trong đó quan trọng nhất là van chính có cấu tạo gồm piston có đường kính lớn cùng lò xo có độ cứng nhỏ cùng với van phụ có cấu tạo gồm piston có đường kính nhỏ nhưng kết hợp  lò xo có độ cứng lớn. Kết cấu hai van chính – phụ này nhằm tăng khả năng đáp ứng được các môi trường số áp suất lớn và tăng vọt.

Cơ chế của van an toàn tác động gián tiếp cũng được dựa trên sự tác động của các lực ngược chiều nhau trên các nút van hoặc piston, chính là lực đàn hồi của lò xo và áp suất của lưu chất (nhưng cần phụ thuộc vào áp suất định mức trong khoang van chính được thiết lập do van phụ). Áp suất định mức của van phụ có thể thay đổi biên độ định mức áp suất nhờ núm điều chỉnh nhưng vẫn cần đảm bảo phải nhỏ hơn áp suất trong van chính.

Cụ thể, cơ chế hoạt động của loại van toàn tác động gián tiếp này là khi áp suất đầu vào nhỏ hơn áp suất xả định mức đã được cài đặt sẵn ở van phụ thì cả van chính và van phụ đều sẽ đóng, lúc này áp suất đầu vào van phụ cân bằng với áp suất trong khoang chính.

Khi áp suất đầu vào tăng thì áp suất trong khoang van chính cũng tăng, khi áp suất này lớn hơn áp suất định mức của van phụ thì Safety Valve phụ sẽ mở cho lưu chất đi qua về bể hoặc bồn chứa, áp suất trong khoang van chính bằng áp suất xả định mức.

Khi áp suất đầu vào tăng thì áp suất tại khoang van chính cũng tăng theo, nếu lớn hơn định mức áp suất an toàn của van phụ thì van phụ sẽ tự mở để xả lưu chất về bể hay bồn chứa tại khoang chính đến khi thông số áp suất tại khoang van chính  trở về trạng thái cân bằng với áp suất xả định mức sẽ đóng lại. Trong tình huống mà áp suất đầu vào vẫn tiếp tục tăng quá mức so với áp suất trong khoang chính và thắng lực đàn hồi của lò xo thì van chính sẽ tự động mở lưu chất chảy về bể/bồn chứa qua van chính.

Ưu điểm của thiết bị này là có kích thước nhỏ gọn với độ kín cao nên có thể phù hợp trong các môi trường có áp suất, lưu lượng lớn, phù hợp cho nhiều hệ thống, kể cả các hệ thống có nhiệt độ, áp suất cao. Khả năng điều tiết định mức áp suất cũng có thể đặt ở nhiều giá trị. Tuy nhiên giá thành của loại van công nghiệp này cũng cao hơn hẳn, tốc độ phản ứng cũng chậm hơn các loại van trực tiếp.

Ứng dụng trong thực tế

Với những tác dụng quan trọng của mình, van an toàn đang được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như:

  • Hệ thống trống hơi, nồi hơi.
  • Hệ thống đầu đốt siêu tốc.
  • Các loại máy hâm nóng.
  • Hệ thống chế biến thực phẩm.
  • Hệ thống hóa chất, lọc hóa dầu.

ứng dụng van an toàn

Một số lưu ý khi sử dụng van an toàn

Khi sử dụng các loại van an toàn cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn và vận hành hiệu quả:

Các lỗi thường gặp và cách xử lý

Bất cứ máy móc nào cũng có thể phát sinh nhiều lỗi hệ thống, đây là những điều không thể tránh khỏi đặc biệt là với các thiết bị ở trong các môi trường đặc biệt như van an toàn. Việc nắm bắt được các lỗi của van sẽ giúp sớm có các biện pháp kiểm soát và xử lý, ngăn chặn các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.

Cụ thể, các lỗi thường phát sinh ở Safety Valve gồm:

  • Đĩa không quay trở lại sau khi xả: Do thân uốn lò xo hoặc vị trí đĩa lắp đặt không đúng nên xảy ra tình trạng không thể quay về vị trí cũ. Cách xử lý đơn giản là tháo ra lắp lại.
  • Van bị rò rỉ: Có rất nhiều lý do khiến van có thể bị rò rỉ như giữa bề mặt niêm phong của ghế van và đĩa van có bụi bẩn (xử lý bằng sử dụng cờ lê nâng để làm sạch bụi ),  bề mặt niêm phong bị hư hỏng ( xử lý bằng cách mài bằng các thiết bị chuyên dụng dựa trên mức độ hư hại), thân van bị uốn cong, hoặc bị nghiêng hay do đòn bẩy và điểm tựa bị lệch khiến cho ống và đĩa bị trật khỏi vị trí ( xử lý bằng việc thay thế mới hoặc tháo ra lắp lại), lò xo bị giảm hoặc mất độ đàn hồi (xử lý bằng thay thế lò xo và hoặc điều chỉnh áp lực mở để giảm độ căng).
  • Không mở khi áp lực cần thiết: Nguyên nhân áp suất liên tục không chính xác. Cách xử lý trong lỗi này của van an toàn chính là điều chỉnh lại vị trí nén hoặc trọng lượng lò xo nên được điều chỉnh lại hoặc đưa đĩa van về đúng vị trí. Ngoài ra cũng thực hiện các biện pháp như thông gió bằng tay, kiểm tra xả nước cho van thường xuyên. Ngoài ra áp suất không chính xác cũng có thể do đòn bẩy của van giảm hoặc bị kẹt nên cần điều chỉnh vị trí búa và giúp đòn bẩy được di chuyển tự do.
  • Áp suất tiếp tục tăng sau khi xả:  Tốc độ dịch chuyển của van xả chậm hơn mức xả an toàn van có thể là yếu tố gây ra tình trạng này nên cần chọn van xả phù hợp. Nếu giữa đường giữa thân van nằm không đúng vị trí hoặc lò xo bị gỉ cũng khiến cho đĩa không thể mở đúng kích thước để để giảm áp suất nên cần lắp lại thân van hoặc thay thế lò xo mới.  Một yếu tố tác cũng làm áp suất tăng dù van đã xả chính là do ống xả là không đủ, không đáp ứng đủ nhu cầu nên cần thay thế.
  • Tần số đĩa nhảy hoặc rung: Lỗi van an toàn này có thể do lò xo quá cứng, vị trí của vòng điều chỉnh không phù hợp sức cản quá mức của đường ống xả,… và tất cả các yếu tố này đều khiến cho lò xo giảm đàn hồi, cứng hơn. Cách xử lý là điều chỉnh vít hoặc thay thế lò xo đồng thời cần được siết đúng cách.

sử dụng van an toàn

Cách sử dụng van toàn có hiệu quả

Van an toàn tất nhiên là một thiết bị an toàn nhưng nếu bạn sử dụng nó không cách hoàn toàn có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đến cả hệ thống và chính tính mạng của con người. Vì thế để đảm bảo dùng Safety Valve một cách an toàn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Xem xét kích cỡ van an toàn: Khi van an toàn phù hợp với hệ thống thì mới tối ưu được quá trình vận hành, đáp ứng hết được công suất hay lưu lượng của ống dẫn. Nếu van an toàn có kích thước bé trong kkhi tốc độ xả hay công suất xả cao sẽ làm chậm quá trình hạ áp suất và tăng nguy cơ vỡ nổ. Trong khi đó nếu van có kích thước to hơn hệ thống thì có thể không mở được hết đồng thời khiến van đóng lại vì áp suất dư thừa.
  • Vị trí lắp đặt van an toàn: Thiết bị này thường được lắp đặt tại các vị trí như phía trên, nắp capo, hoặc nơi thẳng đứng với lò xo chứ không phải vị trí nào cũng có thể đặt. Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng vị trí giữa van an toàn và van hệ thống sẽ không được lắp van, giữa các đường ống uốn, gấp giữa đặt giữa van an toàn và hệ thống cũng không được lắp các phụ kiện hay đảo ngược van.
  • Các yếu tố giúp van an toàn vận hành hiệu quả: Cần chú ý tỷ lệ giữa áp suất thiết lập và áp suất reseating phù hợp. Ngoài ra áp suất quá cao, sự tích lũy hay áp lực ngược cũng có liên quan đến khả năng hoạt động hiệu quả của van an toàn.

Bảo trì van an toàn

Bất cứ thiết bị máy móc nào cũng cần được bảo trì nếu muốn hoạt động hiệu quả và tăng độ bền. Với van an toàn được khuyến khích bảo dưỡng định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng để đảm bảo hoạt động của van ổn định, không có dấu hiệu lỗi, hay kết quả có đảm bảo yêu cầu hay không.

Việc bảo trì bao gồm cả việc kiểm tra bên trong và bên ngoài, vệ sinh van, điều chỉnh lại các bộ phận bị lỗi hay không đạt yêu cầu. Các công việc này cần được thực hiện bởi các kỹ sư có chuyên môn, có kiến thức, cần tạm nhưng cả hệ thống nếu cần thiết.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về van an toàn – một trong những thiết bị quan trọng không thể thiếu của các hệ thống ống dẫn công nghiệp. Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng, môi trường sử dụng mà các thiết bị này có thể khác nhau nên cần tìm đến các chuyên gia, kỹ sư về lĩnh vực này để đảm bảo an toàn tuyệt đối nếu có nhu cầu sử dụng.

Mọi chi tiết liên hệ:

CÔNG TY TNHH TM KỸ THUẬT QUỐC TẾ

Địa chỉ: 113 Bình Thới, Phường 11, Quận 11, TPHCM

Email: ittco@ittco.vn

Hotline: 0913 41 00 44

Website: Website: ittco.vnkythuatquocte.comvancongnghiep.net.vn

Các tin khác

Đối tác

Van Công Nghiệp | Công Ty TNHH TM Kỹ Thuật Quốc Tế
Van Công Nghiệp | Công Ty TNHH TM Kỹ Thuật Quốc Tế
Van Công Nghiệp | Công Ty TNHH TM Kỹ Thuật Quốc Tế
Van Công Nghiệp | Công Ty TNHH TM Kỹ Thuật Quốc Tế
Van Công Nghiệp | Công Ty TNHH TM Kỹ Thuật Quốc Tế
Van Công Nghiệp | Công Ty TNHH TM Kỹ Thuật Quốc Tế
Van Công Nghiệp | Công Ty TNHH TM Kỹ Thuật Quốc Tế
Chat Facebook